Bối cảnh lịch sử Trận_Cầu_Milvius

Nguyên nhân chính dẫn đến trận chiến này là sự kình địch vốn có trong chế độ Tứ Đầu chế của Diocletianus. Sau khi Diocletianus thoái vị vào ngày 1 tháng 5 năm 305, những người thừa kế ông bắt đầu tranh giành quyền kiểm soát đế chế La Mã gần như ngay lập tức. Mặc dù Constantinus là con trai của hoàng đế phía Tây Constantius, hệ tư tưởng của hệ thống Tứ Đầu chế không quy định nhất thiết phải là chế độ cha truyền con nối. Khi Constantius qua đời vào ngày 25 tháng 7 năm 306, quân đội của người cha lập tức tuyên bố Constantinus là AugustusEboracum (York). Tại Roma, người được ưa chuộng hơn là Maxentius, con trai của vị đồng hoàng đế với Constantius, Maximianus, ông ta sau đó đã đoạt lấy danh hiệu hoàng đế vào ngày 28 Tháng 10 năm 306. Nhưng trong khi sự tuyên bố của Constantinus đã được công nhận bởi Galerius, vị hoàng đế các tỉnh phía Đông, Maxentius lại được coi như một kẻ tiếm vị. Galerius sau đó đã phái vị hoàng đế thuộc cấp của ông, Severus, chống lại ông ta vào đầu năm 307. Tuy nhiên, một khi Severus đến Italia, quân đội của ông đã đào ngũ sang phe Maxentius. Severus đã bị bắt, bị cầm tù, và sau đó bị hành quyết. Galerius thân hành kéo quân về Roma vào mùa thu, nhưng không chiếm nổi thành phố.[2] Constantinus đã tránh xung đột với cả Maxentius và các vị hoàng đế phía đông trong hầu hết thời gian này.[3]

Tuy nhiên, năm 312, Constantinus và Maxentius bắt đầu thù hằn nhau, mặc dù họ là anh em rể thông qua hôn nhân của Constantinus với Fausta, em gái của Maxentius. Trong mùa xuân năm 312, Constantinus đã tập hợp lực lượng của ông và quyết định tự mình lật đổ Maxentius. Ông dễ dàng chiếm đóng miền Bắc Ý, thắng hai trận lớn: trận đánh đầu tiên gần Turin, trận đánh thứ hai tại Verona, và trong trận này viên Pháp quan Thái thú Ruricius Pompeianus, vị tướng cấp cao nhất của Maxentius, đã bỏ mạng[4]

Liên quan